TỰ MUA THUỐC GIẢM ĐAU ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ - MỘT HÀNH ĐỘNG SAI LẦM CỦA NGƯỜI BỆNH

 13:38 31/12/2020        Lượt xem: 2825

TỰ MUA THUỐC GIẢM ĐAU ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ - MỘT HÀNH ĐỘNG SAI LẦM CỦA NGƯỜI BỆNH



Khi bị đau bất kỳ lý do gì, người bệnh thường có thói quen tìm đến nhà thuốc mua thuốc tự chữa trị và cũng không ít người sử dụng lại toa thuốc cũ hoặc mượn toa thuốc của người bị đau giống mình. Đây là một thói quen sai cần phải tránh, vì có thể làm ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, đôi khi còn gây nhiều tác hại do một số lý do sau:

 

- Không nắm rõ hết các chống chỉ định, tác dụng phụ của thuốc.
- Không biết được các chức năng gan, thận… của mình hiện tại có thể chuyển hóa, thải trừ được loại thuốc đó hay không.
- Nguy cơ dùng thuốc sai liều, sai cách, sai thời điểm…..
- Không biết mình bị đau bởi nguyên nhân gì. Trong đó, đau do một số bệnh lý ngoại khoa, dùng thuốc giảm đau sẽ làm che mờ triệu chứng và sẽ gây hậu quả nghiêm trọng…..

        Do đó, để lựa chọn và sử dụng loại thuốc điều trị đau hiệu quả, tránh các nguy cơ tìm ẩn, người bệnh phải tìm đến đội ngũ y tế có chuyên môn.

       Đau do các bệnh lý cơ, xương khớp, thần kinh như: Đau cổ, đau vai, đau cột sống, đau khớp, đau thần kinh tọa…..cũng vậy, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa để có hướng điều trị tốt.
1. Có bao nhiêu loại thuốc giảm đau:

      Có rất nhiều loại thuốc giảm đau trên thị trường với nhiều mẫu mã, hàm lượng, nồng độ đa dạng, chủ yếu được xếp thành 2 nhóm:

- Thuốc giảm đau trung ương:

+ Thuốc phiện và dẫn chất: Morphin, Codein, Oxycodone

+ Các chất tương tự morphin( Meperidin, Methadone, Fentanyl…)

- Thuốc giảm đau ngoại vi:

+ Giảm đau- hạ sốt- kháng viêm Non-steroide( Aspirin, Meloxicam, Ibuprofen…)

+ Thuốc giảm đau- hạ sốt( Paracetamol…);

+ Thuốc giảm đau đơn thuần( Floctafenin, Antrafenin…);

      Ngoài ra, nhóm thuốc Steroid như Corticosteroid( Dexamethasone, Prednisolone….) được dùng để điều trị cho nhiều bệnh lý. Nhưng với tác dụng kháng viêm mạnh, làm giảm đau nhanh các cơn đau do viêm trong một số bệnh lý xương khớp như Viêm khớp, Gout….nên được nhiều người bệnh ưa chuộng xem là “Thần dược” và cứ đau là tự mua uống mà không hiểu rằng, thuốc có nhiều chống chỉ định, nhiều tác dụng phụ không mong muốn trên tất cả các cơ quan trong cơ thể nếu sử dụng không đúng cách, quá liều…..Thuốc này đã từng được các cơ quan chức năng y tế cảnh báo về việc đem pha trộn vào các viên thuốc dưới dạng thuốc tể Đông y và nhiều người sử dụng bị biến chứng.

2. Thuốc giảm đau gây ra những nguy cơ gì cho bệnh nhân:

      Nếu nhẹ, thuốc giảm đau đôi khi gây ra các trường hợp dị ứng như nổi ban, mày đay, buồn nôn, nôn.

     Nặng hơn có thể gây loét dạ dày-tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, dễ gây chảy máu, nhất là những người có cơ địa dễ chảy máu hoặc đang dùng thuốc chống đông, co thắt phế quản, gây hen suyễn, ngộ độc gan …..

3. Làm sao để lựa chọn thuốc giảm đau cho phù hợp

      Theo Tổ chức Y tế thế giới, đau được phân loại thành 3 bậc, từ đó ở mỗi bậc sẽ có những loại thuốc thích hợp để điều trị. Khả năng chẩn đoán và phân loại đau theo bậc thường phụ thuộc vào kiến thức và kinh nghiệm về điều trị đau của các thầy thuốc.

        Mỗi một cơ thể người bệnh có những yếu tố nguy cơ khác nhau, do đó việc sử dụng thuốc giảm đau trên từng đối tượng cụ thể là hết sức quan trọng.

       Đối với cơn đau ở bậc 1, chúng ta có thể sử dụng Acetaminophen hoặc các thuốc NSAIDS thông thường để điều trị. Tuy nhiên, khi bệnh nhân bị đau ở bậc 2 và 3 thì việc kết hợp thêm các Opioid nhẹ và mạnh là điều cần thiết.

        Ngoài ra, việc lựa chọn thuốc giảm đau còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và yếu tố nguy cơ của bệnh nhân:

        + Nếu nguyên nhân gây đau của bệnh nhân là do nguyên nhân thần kinh thì các thuốc chống động kinh( Gabapentin, Pregabalin…) sẽ được ưu tiên lựa chọn.

         + Bệnh nhân có nguy cơ bị bệnh tim mạch và nguy cơ bệnh thận thì các kháng viêm NSAIDS/COX-2 lại tránh sử dụng. Ngược lại trên đối tượng có nguy cơ tổn thương đường tiêu hóa thì đợt cấp lại ưu tiên dùng NSAIDS/COX-2, khi chuyển sang điều trị lâu dài thì sẽ có liệu pháp sử dụng thay thế cho phù hợp.

       Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi Cần Thơ, với đội ngũ Y Bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, có chuyên môn cao về điều trị các bệnh lý cột sống, cơ, xương khớp, thần kinh đã vận dụng, sử dụng các loại thuốc điều trị đau một cách tối ưu nhất, tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, tiết kiệm được nhiều chi phí cho bệnh nhân đến điều trị và đặc biệt là đem lại hiệu quả rất cao.

            Bác sĩ đang khám, chẩn đoán, phân loại đau cho Bệnh nhân

           Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, mấy chục năm qua, Bệnh viện còn kết hợp các phương pháp điều trị không dùng thuốc của Y học cổ truyền, Vật lý trị liệu- Phục hồi chức năng như: châm cứu, điện châm, cấy chỉ; siêu âm, điện xung, sóng ngắn; kéo cột sống cổ, cột sống lưng; tập bằng tay kỹ thuật viên….đạt kết quả tốt và được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng.

            Một số hình ảnh về biện pháp trị đau không dùng thuốc

        Hãy đến với BỆNH VIỆN CHỈNH HÌNH VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CẦN THƠ để được khám, chẩn đoán và điều trị cơn đau của bạn một cách hiệu quả, an toàn.

 Địa chỉ: Số 21, CMT8, P. An Thới, Q. Bình Thủy, Tp. Cần Thơ

 Điện thoại: (0292) 3827876

 Fax: (0290) 3820075

 Email: chinhhinhcantho@yahoo.com

 Website: http://www.chinhhinhcantho.org.vn

                       Tác giả: Thạc sĩ – Dược sĩ Huỳnh Huy

:              (4.9/5 : 1011795 )
Tin liên quan
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay5
  • Tháng hiện tại18.095
  • Tổng lượt truy cập1.011.796
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây